Nghề lắp đặt điện nước xuất hiện cách đây đã rất lâu rồi , nghề điện nước luôn tồn tại song song với nghề xây dựng cũng như tầm quan trọng trong một ngôi nhà .
Chính vì điều đó thợ điện nước cũng phải là một người thợ phải có tay nghề cao phải có đâù óc nhạy bén linh hoạt ,biết đọc bản vẽ ,tính toán được công việc dể bố trí thợ làm cho hợp lý , biết tính toán mua vật tư và lên phương án thi công sao cho nhanh nhất và tiết kiệm nhất có thể, hợp với ý chủ nhà nhất .Muốn vậy ngoài nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu trên mạng ra cần có kinh nghiêm thực tế.
Thi công sửa chữa lắp đặt những công trình dân dụng còn đơn giản, có thể chỉ cần 2 thợ là theo được nhưng với những cơ quan, doanh nghiệp lớn thì vất vả hơn nhiều. Do các công trình lớn thường có hợp đồng nên họ phải có nhiều đội thợ ,họ làm việc cả ngày lẫn đêm để kịp tiến độ bàn giao.
Anh Nguyễn Văn Toàn, quê ở Ninh Bình cho hay: “Chúng tôi vừa đi lắp đặt điện nước cho một công trình trường học ở tỉnh Hải Dương. Vì khối lượng công việc lớn nên cả tốp phải làm việc cật lực gần 3 tháng mới xong. Giờ lại thấy báo đang có công trình lớn ở tỉnh Bắc Ninh, chắc phải đi đôi tháng. Làm nghề này lúc “gặp” thì vắt chân lên cổ chạy không hết việc, chẳng còn thời gian cho vợ con”.
Thợ lắp đặt điện nước phải phối hợp ăn ý với thợ nề. Thợ nề làm đến đâu, thợ điện nước theo sát đến đó để đặt đường ống, đục lỗ rải dây.
Thợ điện nước không những khỏe còn phải khéo tay .
Thợ điện nước ngoài việc đục cắt tường ,dán ống nước còn phải biết cầm bay ,bàn xoa, kiêm cả công việc của thợ nề .Ở một số công trình nhà thầu cần tiến độ thi công bên thợ nề họ chat hoàn thiện trước , an hem thợ điện nước làm sau nên cắt đục dán dây điện xong thợ điện nước phải chát vá ,hoàn thiện lại .
Nghề điện nước là nghề vất vả nhọc nhằn những năm 2000 ống nước thi công bằng ống kẽm ,thợ điện nước phải taro ren bằng tay rất vất vả khi làm ống phi 50,60 , và thời điểm đó máy khoan ,cắt giá còn cao nên nhiều thợ phải đục thủ công bằng tay.
Hình ảnh hệ thống điện đi âm trần
Làm nghề điện nước lắm rủi ro , vất vả.
Đã có không ít thợ điện nước bị tai nạn do điện giật hay ngã gãy chân, tay khi vận chuyển thiết bị như: thử nước, máy điều hòa… lên nhà cao tầng. Theo anh Đoàn Thanh Tùng một thợ sửa điện nước lâu năm thì đó là tai nạn nghề nghiệp mà nguyên nhân thường là do chủ quan, bất cẩn.
Công việc tuy nhọc nhằn, nhưng bù lại họ không phải đầu tư vốn ban đầu, cứ có sức khoẻ, biết nghề là có việc làm. Thợ phụ không đòi hỏi trình độ tay nghề cao thu nhập từ 180 đến 250 nghìn đồng/ngày. Thợ cả tay nghề cứng, chăm chỉ thì thu nhập cao hơn.
Vất vả và đối mặt với nhiều rủi ro nhưng những người thợ lắp đặt và sửa chữa điện nước vẫn tìm được niềm vui trong công việc bởi họ hiểu kiếm sống bằng sức lao động chân chính thì nghề nào cũng đáng quý.
Mời bạn xem thêm: