TRANG CHỦ / SỬA ĐIỆN LẠNH / Lắp đặt sai máy lạnh: ‘Nóng mặt’ vì tiền điện

Lắp đặt sai máy lạnh: ‘Nóng mặt’ vì tiền điện

Trong một số trường hợp,máy lạnh có thể hỏng sau vài ngày sử dụng hoặc tiền điện sẽ tăng vụt nếu như người dùng mắc những sai lầm sau đây khi lắp đặt.

Máy lạnh là thiết bị không thể thiếu đối với nhiều gia đình trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để lắp máy lạnh vừa mát và ít tốn kém tiền điện?

Cách cập nhật thông tin thuê bao di động ngay tại nhà

(PLO)- Sắp tới, những thuê bao di động trả trước chưa đăng ký thông tin cá nhân hoặc không đầy đủ sẽ bị khóa một chiều theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP.

Lắp cả cục nóng lẫn cục lạnh chung một phòng

Trên Facebook có người chia sẻ hình ảnh cả cục lạnh và cục nóng máy lạnh đều được lắp chung trong phòng với thắc mắc “sao mở máy lạnh rồi mà phòng vẫn không thấy mát?”.

Tuyệt đối không nên lắp chung cục nóng và cục lạnh vào một phòng. Ảnh: Internet

Theo tư vấn của một trung tâm điện máy ở Hà Nội, trong quá trình hoạt động, cục lạnh sẽ thổi ra khí lạnh làm mát phòng, còn cục nóng thổi khí nóng được hút từ trong phòng ra bên ngoài.

Như vậy, cục nóng của điều hòa bắt buộc phải lắp ở ngoài phòng để làm nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài, còn cục lạnh phải lắp ở trong phòng để thổi ra khí mát làm mát phòng. Trong trường hợp lắp cả cục nóng và cục lạnh cùng một phòng sẽ dẫn đến hiện tượng khi mới mở máy lạnh, nơi có cục lạnh sẽ mát, còn nơi có cục nóng sẽ thổi ra khí nóng.

1. Lắp 1 máy lạnh chung cho 2 phòng

Nhiều người nghĩ, nếu lắp một lạnh chung cho 2 phòng (đặt giữa) thì sẽ tiết kiệm được tiền mua máy, công lắp đặt và tiền điện.

Theo anh Vũ Văn Trưởng, một thợ lắp máy lạnh có 15 năm kinh nghiệm ở Hà Đông (Hà Nội), khi lắp điều hòa cần lắp ở giữa phòng để khí lạnh thổi đều ra cả phòng, nhờ đó, căn phòng sẽ được làm mát một cách nhanh nhất.

Nếu dùng 1 máy lạnh chung cho 2 phòng thì quá trình làm mát sẽ chậm hơn, tiêu tốn nhiều tiền điện hơn. Dù muốn hay không thì mỗi lần bật điều hòa, chiếc máy sẽ phải làm việc hết công suất để làm mát cả hai phòng. Trong trường hợp này, nếu chỉ sử dụng một phòng, phòng thứ 2 không sử đến thì điều hòa vẫn làm mát cả 2 phòng, như thế khá tốn kém tiền điện.

2. Sử dụng Dry Mode kết hợp bật quạt để tiết kiệm điện

Trong nhiều năm gần đây người ta rộ lên mẹo bật chức năng Dry Mode trên máy lạnh, máy lạnh rồi kết hợp bật quạt gió nhẹ để vừa tiết kiệm điện, lại giúp thoáng mát, dễ thở hơn. Tuy nhiên trên thực tế, Dry Mode chỉ phát huy hiệu quả của nó vào những ngày nhiều mưa hoặc ẩm thấp kéo dài. Lúc này, điều hòa chạy chế độ Dry sẽ hoạt động như một máy hút ẩm, giúp giảm độ ẩm trong không khí khiến ta thấy dễ chịu hơn.

Thế nhưng vào những ngày hè oi bức vốn đã có độ ẩm thấp trong không khí, bật chế độ Dry không chỉ khiến bạn thêm khó chịu vì khô, mà còn tốn thêm tiền điện cho một chiếc quạt chạy song song.

3. Lắp máy lạnh ở vị trí góc tường nóng

Nhiều gia đình Việt cho tới nay vẫn tin rằng lắp máy lạnh ở khu vực nóng nhất phòng, thậm chí là trong góc tường sẽ giúp nhanh chóng giảm nhiệt và tạo không khí thoáng mát cho căn phòng.

Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi sẽ khiến máy lạnh vận hành quá tải và chạy tốn điện hơn bình thường.

Thay vào đó, người dùng nên lắp máy ở những vị trí mát mẻ, thoáng đãng và nằm ở trung tâm căn phòng. Bằng cách này, nhiệt độ trong phòng mới có thể giảm nhanh rồi mới từ từ làm mát ở các khu vực tụ nhiều hơi nóng như bề mặt tường, góc nhà.

4. Tăng giảm nhiệt độ liên tục để tiết kiệm điện

Nhiều người có thói quen tăng giảm nhiệt độ liên tục hoặc tắt bật liên tục vì nghĩ rằng như vậy là tiết kiệm điện. Ảnh: Internet

Trên thực tế việc điều chỉnh quá nhiều chỉ khiến làm đảo lộn quá trình vận hành thông thường của máy. Đa số các máy lạnh đời mới hiện nay đều có bộ phận cảm biến nhằm duy trì mức nhiệt ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh. Do đó thao tác tự điều chỉnh bằng tay là không thực sự cần thiết.

Việc bạn tắt máy lạnh khi rời phòng trong phút chốc, rồi lại bật lên khi vào phòng cũng gây tốn điện hơn dự tính bởi máy phải khởi động nhiều lần. Ngoài ra, thao tác này còn khiến máy lạnh dễ bị hỏng hơn so với bình thường.